“Tế nhị”, “phản cảm” hay “nghệ thuật” – Bạn sẽ dùng tính từ gì để thể hiện cảm nhận của mình về những bức tranh khỏa thân nức – tiếng – lịch – sử?

Từ lâu, hình ảnh người phụ nữ đã là niềm cảm hứng bất tận trong những tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là “mảnh đất kết trái” cho mảng họa ca. Chúng ta có chân dung nàng Mona Lisa là biểu tượng sắc đẹp và bí ẩn qua hàng trăm năm, có “Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai” với ánh nhìn vừa ngây thơ mong manh, vừa phảng phất một sự cám dỗ gọi mời … Nhưng không chỉ vậy, tình yêu và niềm đam mê đến vẻ đẹp của người phụ nữ đã khiến các họa sĩ – qua từng thời đại – phải nhấc từng nét bút, vút lên những mảng màu của mình để thể hiện – đó chính là các tác phẩm “khỏa thân” nổi tiếng trong làng thi họa.

Từ việc khắc họa hình ảnh những vị thần thoại Hy Lạp

“Vệ Nữ và Cupid” (1651) – được vẽ bởi danh họa Tây Ban Nha Velázquez. Đây là một họa phẩm lấy cảm hứng từ Vệ Nữ để truyền tải vẻ đẹp gợi cảm của phụ nữ. Trong tranh, nét đẹp trên cơ thể nàng được thể hiện rõ nét mà tinh tế; còn gương mặt xinh đẹp của nàng lại được phản chiếu lại trên chiếc gương soi do con trai mình – Cupid giữ.

“Sự ra đời của thần Vệ Nữ” tiếp tục là một đề tài quen thuộc trong hội họa. Vệ Nữ vốn được xem là biểu trưng của vẻ đẹp tinh túy nhất trong văn hóa Hy Lạp, cũng đồng thời là hình ảnh lý tưởng về vẻ đẹp của phụ nữ trong văn hóa La Mã. Đây là bức vẽ khắc họa “Sự ra đời của thần Vệ Nữ” dưới con mắt của danh họa Pháp Bouguereau: nàng xuất hiện trên trần thế với niềm kiêu hãnh và trong sự chào đón, ngưỡng mộ của vạn vật.

Bức “Vệ Nữ thành Urbino” (1538) – danh họa Ý Titian: Không “ngoa” khi nói rằng trong lịch sử hội họa không ai vẽ phụ nữ khỏa thân đẹp hơn Titian bởi nhân vật của ông luôn tỏa ra một vẻ đẹp thế tục mà vẫn cao sang, thuần khiết vô cùng.

Thêm một bức họa về vẻ đẹp vô tận của thần Vệ Nữ được vẽ bởi danh họa Titan “Vệ Nữ bước lên từ biển” (1520): Bức vẽ này có thể khắc họa nàng đang tắm hoặc vẽ nàng ngay sau lúc ra đời. Vệ Nữ trong thần thoại được sinh ra từ một chiếc vỏ sò (nằm ở góc trái phía dưới).

Đến những đường nét đầy táo bạo, nhưng chất đầy cảm hứng…

Bức “Khỏa thân nằm tựa” (1917) – danh họa Ý Modigliani: Vốn là danh họa của những bức tranh khỏa thân nổi tiếng thế giới, tuy vậy, sau khi bán được mức giá đạt tới 3.786 tỉ đồng, bức tranh khắc họa trực diện mọi đường cong “ẩn giấu” trên cơ thể người phụ nữ này mới giành được vị trí thứ 2 trong danh sách những tác phẩm hội họa đắt nhất mọi thời đại.

 

Bức “Khỏa thân, lá xanh và bầu ngực” (1932) – Picasso: Sinh thời, Picasso nổi tiếng với những mối tình sâu nặng của mình, và luôn biến những người tình của mình trở thành nàng thơ truyền cảm hứng trong hội họa. Với bức tranh này, ông khắc họa người tình Marie-Thérèse Walter, và nàng thơ này đã trở thành tác phẩm đắt giá thứ 3 trong lịch sử đấu giá các tác phẩm mỹ thuật.

Bức “Cung phi” (1814) – danh họa Pháp Ingres: một bức họa táo bạo nhưng toát lên nét quyến rũ, gọi mời của người con gái. Vốn là một họa giả theo trường phái Tân cổ điển, Ingres đã nhận phải sự chỉ trích rất gay gắt từ những người cùng thời, khi chính thức sử dụng bức vẽ này làm bước mở đầu cho việc chạm chân vào thế giới Lãng mạn.

Và… cả chuyện ngoại tình

Bức “Danae” (1544) – tiếp tục là  một tác phẩm kinh điển của danh họa Ý Titian: Trong lịch sử các vị thần Hy Lạp, thần Dớt nổi tiếng là vị thần “ngoại tình” nhiều nhất, ông luôn đến với người tình của mình bằng những hóa thân kỳ lạ, để thoát khỏi sự ghen tuông, ngờ vực của người vợ – nữ thần Hera. Trong bức tranh này, thần Dớt đang đến tự tình với nàng Danae trong hình dáng của một cơn mưa vàng 🙂

——————

Với Bụi, những tác phẩm theo trường phái lãng mạn “táo bạo” này luôn xứng đáng đón nhận sự đồng điệu và ngưỡng mộ từ những người thưởng tranh 🙂 Không chỉ vì tài năng của các họa giả nổi tiếng, mà còn bởi vì đây là một bước tiến lớn trong khả năng nhận thức vẻ đẹp của con người, đặc biệt là sự yêu mến và mê mẩn không ngừng đến với nét đẹp của người phụ nữ qua từng bước thăng trầm của nhân loại.

Còn bạn, tranh vẽ khỏa thân có xứng đáng là những tác phẩm nghệ thuật kinh điển không? 🙂 Chia sẻ suy nghĩ của bạn với Bụi nhé!

 

Nguồn tham khảo: Dantri.

Tags:

Không một rào cản nào có thể ngăn chúng ta chinh phục ước mơ của chính mình. Hãy để Bụi giúp bạn rút ngắn con đường chạm đến đam mê hội họa nhé!

Đăng ký khóa học để nhận ngay ưu đãi hấp dẫn trong hôm nay nha bạn ơi!