Vì sao nghệ thuật khỏa thân vẫn gây sốc?

Tranh khỏa thân luôn có sự cuốn hút riêng của nó. Nhưng những bức tranh lột tả cơ thể con người đến từng chi tiết ấy lại gây ra rất nhiều tranh cãi, có người khen kẻ chê. Vậy vì sao người ta lại có những quan điểm trải ngược như vậy? Hãy cùng Bụi tìm hiểu điều này nhé.

Khỏa thân đã lôi cuốn cả nghệ sĩ lẫn người xem trong nhiều thế kỷ, ngay cả ngày nay nó vẫn là đề tài gây tranh cãi. Nó có thể coi là một trong những chủ đề lớn nhất của nghệ thuật hội họa. Nó đã xuất hiện ở hầu hết mọi phong trào nghệ thuật chính, từ trường phái lập thể cho đến  trừu tượng.

Cám Dỗ (1899) của William Strang

Sự khỏa thân lôi cuốn chúng ta vì một lý do rất đơn giản và hoàn toàn sâu sắc, bởi đó là một cách nhìn nghê thuật về thân thể con người. Mọi người đều có một cơ thể – những cơ thể hấp dẫn khi không mặc quần áo. Nhắc đến khỏa thân, đa số thường hình dung đến các hình ảnh cổ điển về những vị anh hùng, hay những pho tượng… từng thống trị nghệ thuật ở thế kỷ XIX. Nhưng cơ bản ảnh khỏa thân là loại hình luôn thay đổi.

Bức The Temptation vẽ Adam và Eve của William Strang cuối thế kỷ 19  là câu chuyện trong cuốn “Khai Sinh Thế Giới” trong đó Adam và Eve vừa nhận thức ra cơ thể của mình. Sự tò mò, băn khoăn và phẩn khích về thân thể dưới lớp quần áo bị gỡ bỏ chính là yếu tố thứ 2 mê hoặc người xem.

Hiệp sĩ giang hồ (1870) của John Everett Millais

Tuy nhiên một trong những vụ tranh cãi đáng nhớ là tác phẩm The Knight Errant với hình ảnh một phụ nữ trần truồng bị giam cầm bởi tay kỵ sỹ với bộ áo giáp che kín người. Bức tranh quá thật, như thể họa sĩ đứng trước cơ thể của một phụ nữ…

Những tranh luận về tính thực tế và lý tưởng hóa của thời Victoria phản chiếu suốt cho tới thời nay. Ngay cả giờ đây ta vẫn thấy sự pha trộn kỳ lạ giữa cái đoan trang và cái buông thả. Chúng ta đã quá quen hàng triệu hình ảnh khỏa thân, thế mà một tác phẩm nghệ thuật khỏa thân đơn thuần tại phòng trưng bày đôi khi vẫn có thể gây tranh cãi một cách lạ thường.

Khỏa thân ngồi: Chiếc mũ đen (1900) của Philip Wilson Steer

Tranh chân dung của Philip Wilson Steer là một ví dụ hoàn hảo vì sao mà một chi tiết nhỏ trong tranh lại có thể gây tranh cãi. Steer cho hay ông không định trưng bày nó khi ông còn sống vì các bạn ông cho rằng nó không đứng đắn. Lý do họ thấy như vậy không phải vì người phụ nữ khỏa thân, mà vì khỏa thân và lại đội mũ . Điều này được xem như làm nổi bật sự khỏa thân theo cách gợi dục.

Nụ Hôn (1901-04) của Auguste Rodin

Đây là một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất về tình yêu lãng mạn. Nụ hôn là giây phút rất cá nhân và thân tình giữa hai người, và điều thiên tài về tác phẩm này của Rodin là nụ hôn thực tế rất hay bị che khuất bởi chân tay và thân thể của các nhân vật. Rodin thể hiện sự kết nối thân thể và cảm xúc mạnh mẽ giữa hai người yêu ở nhiều cách: những cơ bắp gợn sóng ở lưng họ, cách mà chân họ kê lên nhau, và bàn tay họ. Tay họ có vẻ tương đối lớn hơn so với tỷ lệ của người. Khi ta đang yêu nhau và khi ôm ấp người đó thì xúc giác được tăng cường. Rodin đã thâu tóm những cảm giác này bằng cách gợi ta chú ý tới các bàn tay của nhân vật.

Người Đàn bà Khỏa thân trên Ghế Đỏ (1932) của Pablo Picasso

Sức mạnh của việc ôm ấp giữa hai người tình cũng là tiêu điểm của tranh ‘Người Đàn Bà Khỏa Thân Trên Ghế Bành Đỏ’ của Picasso từ năm 1932, mặc dù có thể với người chưa rành thì họ chưa thấy rõ ngay lập tức. Bức tranh thoạt nhìn thì ta thấy như là có một phụ nữ đơn độc, bà Marie-Thérèse Walter, một trong nhiều người gây cảm hứng cho họa sĩ, khi nhìn kỹ ta thấy trong tranh có 2 người. Trong mặt người phụ nữ có bóng mặt của một người đàn ông đang hôn ép sát ở phía phải. Cánh tay phía bên phải có vẻ như tách ra khỏi thân người phụ nữ và nhập vào phía sau lưng ghế mà ta bắt đầu hiểu đó là thân của một người đàn ông đang hôn người đàn bà này. Đây là sự mô tả cảm giác hoàn toàn bị hòa nhập vào ai đó đến mức không thể phân biệt nổi người này bắt đầu từ chỗ nào và người kia kết thúc ở đâu. “Đây là sự biểu lộ đáng ngạc nhiên của cảm giác yêu sâu sắc đến mức con người tan chảy trong lúc ôm ấp.”

 

Phụ Nữ Có Phải Khỏa Thân Khi Vào Bảo Tàng Met? (1989) của Guerrilla Girls

Việc hình thành phong trào nghệ thuật của phụ nữ cũng kéo theo làn sóng phản đối khỏa thân. Những nghệ sĩ mới này nhìn hình khỏa thân với con mắt mới, và chất vấn mọi thứ đã có trước đây. Tranh phản đối này là của nhóm Guerrilla Girls (tranh lấy từ một trong những tranh người khỏa thân nổi tiếng nhất trong lịch sử nghệ thuật và biến đổi thành người báo thù đeo mặt nạ cho phụ nữ bình quyền). Đây là hình ảnh được nhiều người thích vì nó xuất hiện ở bến  xe buýt thành phố và đã gây chấn động. Nhưng tranh này đã sớm bị rỡ bỏ khỏi xe và việc thuê phòng trưng bày tranh cũng bị kết thúc với lý do là quá khiêu khích. Đa phần than phiền tập trung vào việc cơ thể phụ nữ bị lột áo, nhưng trên chiếc quạt hồng mà người đó cầm thì nhóm Guerrilla Girls đã biến đổi để nó rõ ràng là hình dương vật. Nó đã chứng minh một điểm mà nhóm này muốn nêu: công chúng thấy thoải mái khi cơ thể phụ nữ bị phô bày, nhưng việc như thế lại không áp dụng cho đàn ông.

Đứng bên các mảnh vải (1988) của Lucian Freud

Freud là một trong những họa sĩ lớn nhất về tranh khỏa thân những năm gần đây ông cũng là một trong những họa sĩ khá nhất về tranh lõa thể. Thực sự có sự khác biệt giữa lõa thể và khỏa thân không? Nhà sử học nghệ thuật Kenneth Clarke nói là có. Ông nói khỏa thân là một cơ thể được lý tưởng hóa trông dễ coi khi không có quần áo, lõa thể là cơ thể bị phơi bày ra khi lột quần áo.

Bằng nhiều cách, xã hội chúng ta đã bị chai lì với hình ảnh lõa thể. Ta thấy chúng ở khắp nơi, nhưng thường là trốn sau cái gì đó, thí dụ một vai diễn, một loại nước hoa mà họ bán, hoặc một sự nghiệp mà họ bảo vệ bằng cách phơi mình ra. Nhưng trong những tác phẩm nghệ thuật khỏa thân, không có một cái gì để trốn ở phía sau. Đó là con người ở hình thái trơ trọi nhất, và đó là cái mà ta có thể chưa bao giờ quen nhìn. Càng về sau nghệ thuật khỏa thân càng mô phỏng và tự do hơn. Các nghệ sỹ và tác phẩm sau này bắt đầu đưa người xem tới khái niệm cái tôi cá nhân khi chứng kiến các hình thức khỏa thân vì đơn giản ngày nay, người ta có thể nhìn thấy các cơ thể không áo quần ở mọi nơi nhưng “chẳng có gì che giấu như Ron Mueck mới khác biệt”.

Còn bạn, bạn nghĩ sao về nghệ thuật khỏa thân nói chung và tranh vẽ khỏa thân nói riêng? Hãy cùng trao đổi với Bụi nhé.

Nguồn: BBC

Tags:

Không một rào cản nào có thể ngăn chúng ta chinh phục ước mơ của chính mình. Hãy để Bụi giúp bạn rút ngắn con đường chạm đến đam mê hội họa nhé!

Đăng ký khóa học để nhận ngay ưu đãi hấp dẫn trong hôm nay nha bạn ơi!