Trường phái nghệ thuật Siêu Thực trong hội họa

Bạn có bao giờ nhìn thấy một tác phẩm mang hình ảnh trừu tượng nhưng lại rất đỗi chân thật và sống động chưa? Bạn tự hỏi chúng là gì mà lại có sự kết hợp độc đáo giữa thực và ảo đến thế? Đó chính là trường phái nghệ thuật siêu thực – Surrealism trong hội họa (1924 – 1966)! Hôm nay Bụi sẽ mang lại đến cho bạn một số kiến thức về trường phái hội họa đặc sắc này nhé!

Nhà văn người Ý Giorgio de Chirico từng có nhận đựng vô cùng chân thật vầ dòng tranh này: “Mặc dù giấc mơ là một hiện tượng kỳ lạ, một bí ẩn khó giải thích, thì ở một khía cạnh sâu xa hơn, đó chính là nơi mà tâm trí chúng ta tương tác với những vật thể và lĩnh vực nhất định của cuộc sống.” Đúng như vậy, những người theo chủ nghĩa Siêu thực tìm cách chìm vào trạng thái vô thức như là một phương thức để mở khóa sức mạnh của trí tưởng tượng. Không đếm xỉa gì đến chủ nghĩa Duy lý và Hiện thực văn học, cùng lúc đó chịu tác động mạnh mẽ bởi Phân tâm học, những nghệ sĩ thuộc phong cách Siêu thực tin rằng tư tưởng Duy lý sẽ kìm hãm sức mạnh của trí tưởng tượng, nên họ đã đưa nó vào hàng cấm kỵ. Bị ảnh hưởng bởi Karl Marx, họ hi vọng rằng tâm trí sẽ có được sức mạnh để tiết lộ những mâu thuẫn trong thế giới thường nhật và thúc đẩy cuộc cải cách. Sự nhấn mạnh của họ đối với sức mạnh của trí tưởng tượng cá nhân cũng giống như tư tưởng của chủ nghĩa Lãng mạn truyền thống, tuy nhiên không giống như những người sáng lập chủ nghĩa này, họ tin rằng sự khải mặc thậm chí có thể được tìm thấy trên đường hay trong cuộc sống hằng ngày. Chủ nghĩa Siêu thực chú trọng khai thác tâm trí vô thức, chủ đề yêu thích của họ là huyền thoại và chủ nghĩa nguyên thủy. Chủ nghĩa Siêu thực góp phần hình thành rất nhiều trào lưu sau này và phong cách này vẫn duy trì tầm ảnh hưởng cho đến tận ngày nay.

Hình ảnh Siêu thực có lẽ là yếu tố dễ nhận biết nhất của phong trào này, tuy nhiên nó cũng là thành phần khó nắm bắt nhất để phân loại và xác định. Mỗi nghệ sĩ dựa trên những mô típ lặp lại nảy sinh trong những giấc mơ hay trong trạng thái vô thức của họ. Về cơ bản, những hình ảnh này xa lạ, rối rắm và thậm chí kỳ quái, bởi lẽ mục đích của chúng là đẩy người xem ra khỏi trạng thái an ủi giả định. Tuy nhiên, thiên nhiên là hình ảnh thường gặp nhất: Max Ernst bị ám ảnh bởi những con chim và để cho một con chim làm thay đổi bản ngã, những tác phẩm của Salvador Dalí thường bao gồm những chú kiến và những quả trứng, và Joan Miró tin tưởng mạnh mẽ vào những hình ảnh sinh học mơ hồ.



    Một số họa sĩ tiêu biểu thuộc trường phái Siêu thực có thể kể đến là Joan Miró (1893 – 1983), André Masson (1896 – 1987), René Magritte (1898 – 1967) Yves Tanguy (1900 – 1955), Salvador Dalí (1904 – 1989), v.v.
    Một số tác phẩm nổi bậc của trường phái nghệ thuật này bao gồm:



    Tác phẩm Harlequin’s Carnival (1924) của nghệ sĩ Joan Miró mở đầu cho trường phái siêu thực được nở rộ ở Châu Âu


    Tác phẩm Mama, Papa is Wounded! (1927) của họa sĩ Yves Tanguy khắc họa sự tàn khóc của chiến tranh


    The Son of Man (1964) – René Magritte.


    Thêm một tác phẩm nữa đến từ nghệ sĩ René Magritte  – The Human Condition (1933)


     

    Tags:

    Không một rào cản nào có thể ngăn chúng ta chinh phục ước mơ của chính mình. Hãy để Bụi giúp bạn rút ngắn con đường chạm đến đam mê hội họa nhé!

    Đăng ký khóa học để nhận ngay ưu đãi hấp dẫn trong hôm nay nha bạn ơi!