Học vẽ Hoa Hướng Dương

Tham gia Học vẽ Hoa Hướng Dương tại Mỹ Thuật Bụi



    Hướng dẫn Học vẽ Hoa Hướng Dương

    Hoa hướng dương tượng trưng cho sự đáng yêu, trung thành và trường thọ. Phần lớn ý nghĩa của hoa hướng dương bắt nguồn từ chính cái tên của nó, chính là mặt trời – một biểu tượng mãnh liệt của sự sống.

    Hôm nay, Mỹ Thuật Bụi sẽ hướng dẫn bạn từng bước vẽ và tô màu hoa hướng dương. Hoa hướng dương có cấu tạo khá đơn giản với nhiều cánh hoa mỏng giống nhau ghép lại. Thân hoa ít lá vì vậy có thể giảm bớt chi tiết khiến cho bạn dễ bắt đầu vẽ mà không gặp quá nhiều khó khăn hay chán nản.

    Bước 1: Vẽ vòng tròn

    Đầu tiên, vẽ một vòng tròn lớn để đại diện cho phần bên trong của bản phác thảo hoa hướng dương.

    Vẽ vòng tròn

    Bước 2: Vẽ cánh hoa

    Chúng ta sẽ bắt đầu vẽ cánh hoa. Vẽ lớp cánh hoa đầu tiên xung quanh vòng tròn, sau đó vẽ những cánh hoa có thể nhìn thấy một phần từ phía sau.

    Vẽ cánh hoa

    Bước 3: Vẽ thân cây

    Vẽ 2 đường hơi cong kéo dài từ điểm chính giữa của đáy hoa. Vẽ thân cây hoa này khá dài.

    Vẽ thân cây

    Bước 4: Vẽ những cành lá nhỏ

    Ở hai bên của thân cây, vẽ các nhánh nhỏ nhô ra. Số lượng bạn có thể tùy thích.

    Vẽ những cành lá nhỏ

    Bước 5: Vẽ lá

    Ở bước này, chúng ta sẽ vẽ lá cây trên đầu của những nhánh nhỏ chúng ta vừa vẽ ở bước 4. Các mép của lá vẽ răng cưa để bứa vẽ của chúng ta nhìn chân thực hơn.

    Vẽ lá 

    Bước 6: Vẽ đầy nhụy

    Chúng ta sẽ điền vào bên trong vòng tròn những vòng tròn nhỏ  li ti, những chấm nhỏ để tạo chi tiết hạt hướng dương.

    Vẽ đầy nhụy 

    Bước 7: Vẽ màu cơ bản cho cánh hoa

    Dùng màu vàng tô đều vào cánh hoa và phần nhụy hoa.

    Vẽ màu cơ bản cho cánh hoa

    Bước 8: Vẽ màu nhụy hoa

    Dùng màu nâu nhạt để tô phần nhụy hoa.

    Vẽ màu nhụy hoa

    Bước 9: Vẽ màu lá và thân cây

    Cẩn thận vẽ màu cho lá cây và thân cây bằng màu xanh ô liu

    Vẽ màu lá và thân cây

    Bước 10: Vẽ màu cánh hoa lớp thứ 2

    Ở bước này bạn sử dụng màu cam để vẽ màu cho cánh hoa. Cẩn thận tô vào những phần được cho là tối hơn của cánh hoa.

    Vẽ màu cánh hoa lớp thứ 2

    Bước 11: Vẽ màu một số điểm nổi bật

    Chúng ta vẽ màu để tạo bóng râm cho cánh hoa bằng cách sử dụng màu cam vẽ vào các cạnh của cánh hoa.

    Vẽ màu một số điểm nổi bật

    Bước 12: Hoàn thành màu cánh hoa

    Tiếp tục sử dụng màu cam để hoàn thành màu của cánh hoa

    Hoàn thành màu cánh hoa

    Bước 13: Vẽ chi tiết màu nhụy hoa

    Dùng màu vàng tô vào những vòng tròn, chấm nhỏ phần nhụy hoa

    Vẽ chi tiết màu nhụy hoa

    Bước 14: Tạo bóng cho nhụy hoa

    Ở bước này sử dụng màu cam tối để tạo bóng xung quanh những chấm tròn nhụy hoa nhìn chân thực hơn

    Tạo bóng cho nhụy hoa

    Bước 15: Hoàn thành tạo bóng

    Với màu cam, tô bóng phần lớn những chấm tròn và tô đậm hơn 1 xíu và làm mịn tất cả các màu để trông tự nhiên hơn

    Hoàn thành tạo bóng

    Bước 16: Vẽ màu cơ bản cho lá

    Bây giờ chúng ta vẽ màu xanh lá tươi hơn lên thân và lá cây.

    Vẽ màu cơ bản cho lá

    Bước 17: Vẽ chi tiết trên lá

    Sử dụng màu trắng để vẽ những đường gân của chiếc lá.

    Vẽ chi tiết trên lá

    Bước 18: Tạo bóng cho chiếc lá

    Sử dụng màu xanh tối hơn đậm hơn cẩn thận tô dọc mép của chiếc lá. Sử dụng một ít màu đen để tạo điểm nhấn trên lá.

    Tạo bóng cho chiếc lá

    Bước 19: Thêm bóng cho lá và thân

    Bổ sung bóng râm bằng cách thêm màu xanh lá đậm và lặp lại tới khi trông cái lá thật tự nhiên

    Thêm bóng cho lá và thân

    Bước 20: Làm nổi bật thân

    Sử dụng màu trắng và xanh để tạo điểm nhấn trên thân cây và các nhánh nhỏ. Dùng màu trắng tạo điểm sáng trên lá, thân và những nhánh nhỏ của cây.

    Làm nổi bật thân

    Bước 21: Hoàn thành bản vẽ

    Xóa những đường viền phác thảo của hoa, sử dụng màu sắc tương ứng với chi tiết để đánh dấu lại đường viền để hoa của chúng ta trông thực tế hơn.

    Hoàn thành bản vẽ

    Hình vẽ Học vẽ Hoa Hướng Dương lớp Mỹ Thuật Bụi