ĐỂ BỨC TRANH PHONG CẢNH ĐẸP VÀ CÓ HỒN


Dù yêu thích phong cảnh, nhưng không ít bạn cảm thấy lúng túng khi chọn tư liệu vẽ vì…bức nào cũng đẹp, hoặc loay hoay bất lực trước pallet vì không pha được đúng màu mình muốn… Vậy thì Bụi sẽ chỉ bạn một vài bí kíp hay ho để chinh phục đề tài hấp dẫn này nhé!


1. TÌNH YÊU THƯƠNG DÀNH CHO NHỮNG KHUNG CẢNH THÂN THUỘC

Các bạn có biết vì sao Monet lại trở thành một trong những danh họa vẽ phong cảnh nổi tiếng nhất không, đó là vì ông luôn dành sự ưu ái cho cây cỏ, hoa lá, thậm chí ở vườn nhà ông đã cất công tìm rất nhiều loài cây rực rỡ của Nhật Bản về để trồng, mục đích là để có thể sáng tác trong chính khu vườn của mình. Hay như họa sĩ Bùi Xuân Phái, dành gần như trọn vẹn cuộc đời mình để vẽ về Hà Nội. Nếu chúng ta luôn đặt trọng tâm đề tài vào 1,2 địa điểm hay loại bối cảnh quen thuộc thì chúng ta sẽ hiểu hơn về những bối cảnh đó, tạo được chiều sâu về nội dung cho các tác phẩm.

Một tác phẩm của tác giả Phương Hằng – lớp Phong Cảnh 08, dù gốc là người Sài Gòn nhưng sau những năm tháng sống tại Hà Nội, chị đã phải lòng thủ đô và còn cưới một chàng trai Hà Nội nữa

2. LUÔN MANG THIẾT BỊ CHỤP ẢNH TRONG NGƯỜI

Ánh sáng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong tranh phong cảnh. Có cảnh chỉ đẹp khi bình minh, có cảnh lại chỉ đẹp lúc hoàng hôn, hay khi ta vô tình nhận ra chính căn phòng của mình đã trở nên lung linh hơn khi có một vài vệt nắng trưa in hằn lên những bức tường quen thuộc. Việc luôn mang máy ảnh theo bên mình sẽ giúp chúng ta bắt trọn những khung cảnh ấy lại, để dành làm tư liệu phục vụ việc vẽ tranh. Nếu các bạn có nhiều thời gian hơn cũng có thể mang sổ vẽ và bút chì đi ký họa lại khung cảnh ấy nhưng tin tôi đi, có những khoảnh khắc làm nên cả một kiệt tác, và chỉ có máy ảnh mới đủ nhanh để nắm bắt được những khoảnh khắc ấy !

Bức Separate của ban Nguyễn Hoàng Thu Hà – lớp Phong cảnh 09 được vẽ lại từ một bức ảnh của nhiếp ảnh gia trẻ Phan Quốc Bảo

3. NẮM VỮNG NHỮNG MÀU SẮC THƯỜNG GẶP TRONG THIÊN NHIÊN

Màu sắc trong thiên nhiên rất đa dạng và phong phú, đôi khi sẽ gây khó khăn cho những ai mới bắt đầu. Để làm chủ được màu sắc trong tranh phong cảnh thì chúng ta cần luyện tập và nhớ cách pha của một số màu như màu xanh rêu của tường, màu vàng đất, màu vàng cam, màu vàng sáng của nắng, riêng tone màu xanh lá thì cần nắm rõ nhiều độ do trong phong cảnh đối tượng thường gặp phải nhất là các loại cây.

Bức Mùa lá mít của tác giả Giang Gấu – lớp Phong Cảnh 06 – vì quá thuộc màu lá mít rồi nên bạn ấy mới cho ra đời được tác phẩm sinh động thế kia đấy!

4. LUYỆN TẬP VẼ PHONG CẢNH CHĂM CHỈ MỖI NGÀY

“Cái nết đánh chết cái đẹp”, câu nói này rất đúng nếu hiểu nó như một lời khuyên dành cho người học vẽ. Kể cả thiên tài cũng sẽ trở thành một người không vẽ đẹp nếu lười biếng. Chúng ta nên dành ra ít nhất là nửa giờ mỗi ngày để vẽ luyện tập, vẽ chì hay vẽ màu đều được ! Hãy nhớ nếu muốn có những tác phẩm đẹp thì đừng bao giờ để đôi bàn tay chúng ta trở nên lười biếng.

Bức “Mùi cỏ chín’’ – tác giả Nhung Lee – lớp Phong Cảnh 10, tác phẩm được tác giả thai nghén trong suốt 2 tuần liền, chưa có ngày nào trong 2 tuần ấy tác giả ngừng cầm bút

Chúc các bạn thành công ! Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, để lại comment hoặc inbox Bụi nhé!


 

 

Tags:

Không một rào cản nào có thể ngăn chúng ta chinh phục ước mơ của chính mình. Hãy để Bụi giúp bạn rút ngắn con đường chạm đến đam mê hội họa nhé!

Đăng ký khóa học để nhận ngay ưu đãi hấp dẫn trong hôm nay nha bạn ơi!