Là người có thế mạnh và công việc liên quan đến Viễn thông – Công nghệ, Hoài Thương tự đánh giá mình là một người không liên quan đến nghệ thuật, chỉ học vẽ cho thư thái và tĩnh tâm. Ấy vậy mà cô học viên này đã tham gia cùng Bụi trong 8 lớp học vừa qua. Không chỉ chăm chỉ với lớp học offline mà còn có cả online.
Gắn bó với môi trường học tập này, Hoài Thương đã có những chia sẻ và cảm nhận rất riêng. Chia sẻ về lý do đến với Mỹ Thuật Bụi, Hoài Thương chỉ đơn giản nói về điều này như một cái duyên. “Cơ duyên ban đầu là từ việc tình cờ tìm thấy trên mạng, nào ngờ đâu cái tên Mỹ Thuật Bụi lại gắn bó với mình lâu như thế. Những cảm xúc vẫn vẹn nguyên như lần đầu khi mình nhìn thấy cái tên này, một cái gì đó rất dễ gần, thiện cảm.”
Được biết rằng Hoài Thương đã tham gia nhiều lớp học của Bụi, bản thân cô đã xem đây như một gia đình lớn của mình.
Với cô Bụi giống như một gia đình lớn có nhiều thế hệ, tất cả đều gần gũi, gắn bó với nhau. Đôi khi mệt mỏi với công việc bên ngoài, trở về cùng gia đình BỤI là lúc mọi căng thẳng trong Hoài Thương được giải quyết.
Ngoài ra, cô cũng đánh giá cao cách mà giáo viên tại Bụi đồng hành cùng học viên của mình.
“Bụi là nơi có những thầy cô giáo đáng yêu vô cùng, nhiệt tình, thân thiện và dễ thương. Đó là cô Thủy trong veo mát lịm, là thầy Bằng vui tính, là thầy Khôi chỉ bảo ân cần. Nhưng có lẽ những mỹ từ này dường như vẫn chưa đủ. Nói về Bụi thật sự mình có rất nhiều, rất nhiều điều để nói.”
Vốn là học viên chăm chỉ và năng nổ với các khóa học tại Mỹ Thuật Bụi, Hoài Thương đã có cho mình những cảm xúc và niềm vui sau đó. Cô học viên nhận thấy bản thân mình như được tận hưởng những chân trời nghệ thuật giá trị. Sáng tạo và phác thảo trong một tinh thần cởi mở.
“Đối với mình việc vẽ tranh phong cảnh là cách mình… đi du lịch. Những “chuyến phượt” kiểu này luôn mang đến cho mình những cảm xúc mạnh, đắm mình vào thiên nhiên. Mình hay dùng chất liệu màu bột, vì nếu mình có lỡ vẽ sai thì cũng “ăn gian” chỉnh sửa lại được đôi chút.”
Với khóa Ký họa, Hoài Thương chia sẻ rằng bản thân cô như được vào vai của một “nhà khảo cổ học”. Vì với việc vẽ ký họa, cô đã phải bóc tách những vết tích ẩn hiện trong các loại kiến trúc xưa nay. Học vẽ ký họa là cách mà cô học viên này tâm sự, sẻ chia với những sự vật, ngân nga, tiêu dao từng chốn.
Khi được hỏi bí quyết nào giúp Hoài Thương có thể vượt qua một khóa học được xem là khó nhằn như Chân dung, thì cô đã trả lời một cách tích cực rằng: “Mình nghĩ rằng sẽ cần nhiều kiên nhẫn để có thể theo đuổi khóa học vẽ Chân dung. Đặc biệt là với chân dung chì màu, nếu không đủ nhẫn nại sẽ không phác họa được chi tiết những sợi tóc, lông mi, chân mày, lột tả màu da, trang phục… Nhưng quả thật, được trải nghiệm điều này là một cảm giác sung sướng. Nhân vật từng hồi, từng hồi hiện hữu, sống động và trở nên ấm áp dưới bàn tay của mình.”
Cám ơn Hoài Thương, mong rằng bạn sẽ tiếp tục vững bước trên con đường nghệ thuật sắp tới.
Không một rào cản nào có thể ngăn chúng ta chinh phục ước mơ của chính mình. Hãy để Bụi giúp bạn rút ngắn con đường chạm đến đam mê hội họa nhé!
Đăng ký khóa học để nhận ngay ưu đãi hấp dẫn trong hôm nay nha bạn ơi!
25/11/2022
21/11/2021