Phạm Lâm – “Luôn dành tâm huyết vào từng việc mình làm”

Tốt nghiệp thủ khoa đầu ra ngành Thiết kế thời trang của Đại học Kiến trúc và làm việc trong ngành thời trang 2 năm, quyết định chuyển sang dạy học vẽ là một quyết định gây nhiều bất ngờ của Lâm. Trò chuyện với Lâm, bạn sẽ bất ngờ vì vẻ ngoài “soái ca lạnh lùng” nhưng lại rất thân thiện và hài hước.

Khi mình cố gắng, sẽ có thành quả tương xứng

Lâm vốn yêu thích vẽ từ nhỏ và cũng bị chê vẽ xấu từ nhỏ vì hay “vẽ quá nhỏ, vẽ sai mẫu, tô màu sai, sai bố cục”. Thế nhưng, dấu mốc nhận được một số giải vẽ về môi trường khi học tiểu học là một động lực giúp Lâm yêu vẽ hơn.

“Khi mình cố gắng, sẽ có thành quả tương xứng. Cố gắng học tập, ôn luyện sẽ đậu chuyên văn, đậu đại học. Khi học đại học, cố gắng trau dồi sẽ nhận được sự đánh giá cao của giảng viên. Những giải thưởng, lời khen chính là động lực để mình cố gắng hơn mỗi ngày.”

Sau khi tốt nghiệp đại học, Lâm có 2 năm làm trong ngành thời trang và có cơ hội làm việc cho nhà thiết kế nổi tiếng, đồng thời cũng là người sếp  đã ảnh hưởng rất nhiều đến tác phong làm việc hiện tại.

Biết đến Mỹ Thuật Bụi nhờ người bạn Tiến Bùi, Lâm cảm thấy vừa thú vị vừa tò mò vì hình thức dạy vẽ không chuyên khá hay. Hơn nữa từ thời đại học, Lâm đã dành sự ngưỡng mộ đối với công việc chia sẻ kiến thức của một giảng viên trực tiếp hướng dẫn mình. Khi quyết định làm việc tại đây, tiếp xúc với nhiều học viên và lắng nghe câu chuyện học vẽ của họ (có nhiều học viên lớn tuổi vẫn học, có học viên phải đi nhiều chuyến xe bus để đến lớp…) Lâm quyết định sẽ gắn bó và gia nhập gia đình Nhà Bụi.

Đối với riêng bộ môn Ký hoạ, Lâm chia sẻ: “Trong quá trình dạy kí họa, học viên đa phần sẽ khá nhát tay khi lần đầu sử dụng những nét bút với cách vẽ khác biệt. Sau khi hướng dẫn chọn mẫu phù hợp với sở thích và nét vẽ của từng học viên, việc quan trọng của giáo viên là hướng dẫn và động viên để học viên tự tin hơn khi bắt đầu bài vẽ, chỉ cần có một khởi đầu tốt thì bài vẽ sẽ dễ đẹp hơn. Bên cạnh đó, mỗi chất liệu kí họa cũng cần có những chăm chút riêng, ví dụ chất liệu chì thì cần tập trung khai thác sự đa dạng về độ đậm nhạt và thay đổi nét bút, bút dạ kim cần phát huy thế mạnh đồ họa và chiều hướng nét. Ngoài ra, một bài vẽ kí họa thâm diễn còn đòi hỏi sự kiểm soát liên tục và đều đặn của người vẽ”

Cầu toàn: Vừa là điểm mạnh, vừa là điểm yếu

Khi làm việc và tiếp xúc với Lâm, bạn sẽ dễ nhận ra cách làm việc của Lâm rất cẩn thận, kĩ lưỡng. Sự cầu toàn, dồn tâm huyết cho từng việc làm là điều giúp Lâm luôn có những sản phẩm chỉn chu. Sau mỗi  livestream dạy vẽ trong group Lớp vẽ Online Mỹ thuật Bụi, dù với hơn 400 – 500 bài gửi về, Lâm cũng dành nhiều thời gian để nhận xét bài rất kĩ lưỡng và chi tiết.

Tuy nhiên, chính sự cầu toàn, muốn tự mình kiểm soát mọi thứ cũng bị Lâm xem như một điểm yếu cần phải khắc phục và tiết chế lại. Sự cầu toàn quá mức đôi khi sẽ khiến bản thân tự gây rắc rối cho chính mình và những người xung quanh.

“Với quan điểm cá nhân của mình, cuộc sống luôn xoay quanh việc giữ cho bản thân có sự cân bằng và điều độ về thể chất lẫn tinh thần. Hơn nữa vì là người khá nhạy cảm với những tác động bên ngoài nên có những lúc Lâm sẽ có lựa chọn khác với số đông”

Về định hướng tương lai, Lâm tâm sự “Bản thân cần cải thiện khả năng giao tiếp, hoạt ngôn hơn, khiến học viên cảm thấy thoải mái để chia sẻ nhiều hơn. Đôi khi cách dạy của mình hơi nghiêm túc nên nếu lớp im lặng thì mình sẽ im luôn, chỉ khi có học viên bắt chuyện thì mình mới nói theo, giống như chờ học viên hát thì mình mới “bè” theo được”.

Mời bạn cùng xem một số tác phẩm của thầy Phạm Lâm:

 

Tags:

Không một rào cản nào có thể ngăn chúng ta chinh phục ước mơ của chính mình. Hãy để Bụi giúp bạn rút ngắn con đường chạm đến đam mê hội họa nhé!

Đăng ký khóa học để nhận ngay ưu đãi hấp dẫn trong hôm nay nha bạn ơi!