Đỗ Viết Khôi: Áp lực với danh xưng “Con nhà nòi”


“Nhiều người thậm chí còn chưa thấy tranh bố tôi bao giờ, hay không biết bố tôi dạy con ra sao, cũng vẫn mặc định là tôi sinh ra đã vẽ đẹp hơn người khác. Làm gì có chuyện đó, vẽ đẹp là do mình thật sự đam mê và cố gắng, chăm chỉ rèn luyện mỗi ngày mà!” Viết Khôi (Giám đốc chuyên môn Mỹ thuật Bụi Hà Nội) chia sẻ.

“Người đứng sau” các giáo trình tại Mỹ Thuật Bụi

Là nhà phát triển chuyên môn của Mỹ thuật Bụi từ tháng 2/ 2014, Viết Khôi là người xây dựng nền tảng giáo trình các bộ môn của Mỹ thuật Bụi, tác giả các khóa học Căn bản, Phong cảnh, Màu trên Toan; sáng lập lớp vẽ Cọ mầm và trại hè nghệ thuật dành cho thiếu nhi.

“Giáo trình tại Bụi thật ra không khác nhiều so với những kiến thức mỹ thuật căn bản thông thường, các buổi đều vẽ hình, bôi màu, diễn tả,… Tuy nhiên điểm khác biệt lớn nhất là các khoá học tại Bụi xây dựng theo hướng cho học viên nhiều lợi ích nhất, giáo trình viết cho người không chuyên, người không biết một chút gì nên phải thật kĩ lưỡng và khoa học, ngay cả những vấn đề tưởng như “ai cũng biết” như cách pha màu.

Ví dụ ở môn Sơn Dầu, Bụi không hướng tất cả học viên tới việc vẽ theo một bức vẽ giống nhau, mà giúp họ vẽ được những điều họ muốn, bằng tất cả những kỹ thuật và kỹ năng giảng viên có thể truyền thụ được cho họ.

Với khoá Tranh Lụa, Bụi không “bắt” học viên đi theo hướng phải vẽ kiểu “hàn lâm”, mà cố gắng hướng dẫn họ vẽ theo kiểu họ thích. Riêng với Trại hè nghệ thuật cho bé, thì mục tiêu lớn nhất đó là mang lại niềm vui và động lực cho các bé khi tiếp cận Hội hoạ, vì thế nên trại hè càng vui, càng “quẩy” và càng nhiều tiếng cười càng tốt…

“Về cơ duyên đến với Bụi, vào năm 3 đại học thì anh Bằng và tôi có hợp tác với nhau một vài dự án tranh tường. Dù vẽ tranh nhưng cũng gọi là “vào sinh ra tử” khi cùng nhau ngồi trên 4 tầng giàn giáo để vẽ tranh, vừa đưa bút vừa run tay, muốn đi vệ sinh cũng không dám vì phải leo xuống leo lên,… Sau đó anh em thân thiết và tin tưởng nhau hơn, nên khi nảy ra ý tưởng mở lớp vẽ cho sinh viên, anh Bằng có rủ rê tôi tham gia. Mọi chuyện còn lại ra sao thì dài lắm, toàn chuyện khổ cực, khó khăn thôi. Mọi người cứ biết chúng tôi và Bụi như bây giờ là được rồi.”

Học viên khiến tôi nhớ nhất thì có lẽ là anh Tân của lớp CB44 (đứng giữa), anh ấy sau khi học hết vài khoá ở Bụi thì thật sự đã trở thành một người anh của tôi và anh Bằng.

Về điểm mạnh hiện tại của team Mỹ thuật Bụi Hà Nội là sự đoàn kết, rất quan tâm và dành nhiều tình cảm cho nhau (Một phần cũng vì lí do team Hà Nội chỉ có 30 người, trong khi team Sài Gòn đến 80 người). Tuy nhiên, đôi khi trong công việc chưa phối hợp tốt, nhất là ở việc thống nhất và truyền tải các thông tin quan trọng với nhau.

Áp lực từ danh xưng “Con nhà nòi”

“Việc có bố là hoạ sĩ, và bố cùng từng học Hội hoạ tại trường giúp tôi được tiếp xúc với nghệ thuật sớm hơn các bạn khác một chút. Tôi không “bị” bố mẹ hướng vào ngành kinh tế hay bác sĩ, gia đình đơn giản chỉ muốn tôi được sống theo cách tôi mong muốn. Chính họ đã cho tôi những suy nghĩ tích cực và vui vẻ đầu tiên trong cuộc đời, nhất là mẹ, cứ có khó khăn gì, dù lớn đến đâu khi về nhà nói chuyện với mẹ sẽ thấy lạc quan ngay.

Khi được hỏi về áp lực khi là “con nhà nòi”, Khôi tâm sự: “Về áp lực thì có chứ, ngay từ câu hỏi là “con nhà nòi” có khác gì so với các bạn học cùng trường không đã là áp lực rồi này. Là con trai thì hay phải nghe người khác so sánh mình với bố, với ông nên đôi khi cũng thấy khó chịu, nhiều người thậm chí còn chưa thấy tranh bố tôi bao giờ, hay không biết bố tôi dạy con ra sao, cũng vẫn mặc định là tôi sinh ra đã vẽ đẹp hơn người khác. Làm gì có chuyện đó, vẽ đẹp là do mình thật sự đam mê và cố gắng, chăm chỉ rèn luyện mỗi ngày mà!”

Khi phải tự đánh giá bản thân, Khôi chia sẻ: “Khuyết điểm lớn nhất của tôi chắc là vì tham công tiếc việc, lại hơi “hám danh” nên cứ cái gì mới là tôi muốn nhảy vào làm ngay. Một trong những ý nghĩa khiến tôi đặt nickname “Khôi bề bộn” chính là do tôi cảm thấy mình rất tham lam, cái gì cũng muốn nhận về mình, nhưng đôi khi lại thấy mình chẳng có gì cả, cảm thấy vô cùng cô đơn. “Bề bộn” nghĩa là chưa hoàn hảo, chưa “sạch sẽ, gọn gàng” như những người khác.

Dù được nhiều người nhận xét là “thánh mèo”, nhưng kiếp trước thì chắc chắn tôi không phải là mèo, mà tôi nghĩ mình giống con Raccoon, con gấu mèo ấy: tinh nghịch, hay đi trộm đồ ăn và hơi ngờ nghệch,

Điểm mạnh của tôi là khả năng học nhanh những môn học liên quan đến mỹ thuật. Tôi có thể nhìn, phân tích và “bắt chước” một phong cách hay một môn học nào đó liên quan đến vẽ khá nhanh. Điểm mạnh thứ hai có lẽ là sự quan tâm tới mọi điều xung quanh. Từ gia đình, bạn bè, thú cưng,… đều trở thành động lực để tôi làm việc và cống hiến. Đó cũng là điểm tôi thích nhất ở bản thân, không qúa ích kỷ, không quá cô độc, và luôn dễ dàng tìm thấy niềm vui ở quanh bản thân mình.

Tôi đang tìm cho mình một người bạn đồng hành phù hợp, giúp tôi bớt “bề bộn” và tham lam.

Theo tôi, hai điểm yếu lớn nhất của giảng viên trẻ: Khả năng giao tiếp và sự bảo thủ.

Kinh nghiệm chuyên môn khi dạy vẽ cho trẻ nhỏ

“Với việc tạo niềm tin cho trẻ nhỏ, thì ngay từ lần đầu tiếp xúc với trẻ, hãy là chính mình thôi, và phải luôn có để trở thành người tốt hơn vì chúng. Trẻ em chính là tương lai của xã hội và đương nhiên là của cả Mỹ thuật Bụi nữa, vì thế nên không có lý do gì để tôi không thành thực hay làm mất niềm tin vào tương lai của chính mình cả.” – Khôi chia sẻ.

3 kinh nghiệm nhỏ khi dạy vẽ cho trẻ:

  1. Không có ai, kể cả là thiên tài có thể phát triển khả năng vẽ của mình nếu thiếu đi sự tự tin. Ngay cả bản thân mình khi vẽ, nếu bị chê là coi như 99% sẽ nản, không vẽ được. Vậy nên khi dạy trẻ vẽ phải luôn, và cố tìm ra điểm tích cực của trẻ để khen và công nhận. Đừng khen cho có mà phải khen đúng, khen đủ để bản thân trẻ phải dễ dàng công nhận ngay lời khen đó.
  2. Yếu tố trẻ thiếu luôn là về dựng hình, quan sát và tư duy về hình. Nếu không được hướng dẫn kỹ, kiểm soát tốt kỹ năng này thì chúng sẽ luôn vẽ ra những thứ bé xíu, hay cố gắng bắt chước nét vẽ của người khác. Ở những lần vẽ đầu, hãy khuyến khích trẻ vẽ thật to, thật thoải mái để trẻ giải phóng hết được khả năng về hình mảng, đường nét. Quan trọng hơn là phải giúp trẻ xây dựng một kiểu vẽ hình riêng, bao gồm cả các nét, hình vẽ đúng, vẽ đẹp và cả các lỗi sai của riêng chúng. Mỹ thuật là tương đối mà, sai hay đúng thì vẫn là của riêng trẻ, cần tôn trọng và hướng dẫn trẻ tôn trọng cái riêng của mỗi bạn.
  3. Pha màu luôn là một thử thách lớn. Hãy nói với trẻ là cần thời gian để ghi nhớ nhiều công thức pha màu nhất có thể. Đừng đòi hỏi trẻ phải pha đúng ngay một màu nào đó ngay lần đầu tiên trẻ nhìn thấy. Màu sắc là yếu tố cần được cảm nhận bằng cả lý trí và cảm xúc, vậy nên trẻ cần thời gian để dần dần tiến bộ hơn khi cảm thụ về màu

Một số tác phẩm của Đỗ Viết Khôi:

Tags:

Không một rào cản nào có thể ngăn chúng ta chinh phục ước mơ của chính mình. Hãy để Bụi giúp bạn rút ngắn con đường chạm đến đam mê hội họa nhé!

Đăng ký khóa học để nhận ngay ưu đãi hấp dẫn trong hôm nay nha bạn ơi!