Vẽ chân dung bằng chì màu thì có những gì cần lưu ý nhỉ? Cùng Bụi tìm hiểu xem sao nhé!
1.Các loại chì màu:
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chì màu và tùy mỗi loại sẽ có khả năng bám giấy khác nhau. Vì vậy, mỗi loại chì màu sẽ lại có những loại giấy phù hợp để vẽ.
Ở đây, mình sử dụng loại Raffine Marco với chất giấy Roki. Màu chì Marco có khả năng bám giấy tốt, màu lên rất trong và giá thành lại rất rẻ, phù hợp với người mới bắt đầu.
2.Các dụng cụ vẽ
3.Các kĩ thuật vẽ chì màu
Kỹ thuật 1: Layering (vẽ lớp)
Tô từng lớp để làm kín 1 vùng , kĩ thuật này giúp bạn kiểm soát độ đậm nhạt của từng lớp màu và thường sử dụng nếu muốn tạo 1 mảng màu trong trẻo và mượt mà.
Kỹ thuật 2: Nắm vững vòng màu
Đây là mảng kiến thức rất rộng nên hãy tìm hiểu một số học thuyết cơ bản về màu trước bạn nhé.
Những màu nóng và lạnh kết hợp với nhau tạo hiệu ứng màu trầm, tạo chiều sâu, hay những bố cục kết hợp với nhau (màu nền lạnh, cảnh gần thì nóng hoặc ngược lại).
Hãy thử xem bạn có thể dùng bao nhiêu màu để tạo nên một làn da với tông màu nhạt? Hãy thử màu xanh lá bên dưới màu nâu, màu hồng và màu xanh dương xem sao nhé.
Hiệu ứng chồng lớp giữa 2 màu sẽ tạo ra màu khác , ví dụ như chồng lớp màu đỏ lên vàng sẽ tạo ra sắc cam.
Kỹ thuật 3: Làm việc với màu trắng
Màu trắng thường được dùng như một màu trộn trung tính để tạo tông màu nhạt và làm mềm các lớp màu sẵn có mà không cần tô thêm sắc tố nào khác
Kỹ thuật 4: Kỹ thuật blend màu (đi bóng)
Khám phá các kỹ thuật đi bóng khác nhau: xoay tròn hoặc đường gạch – cả 2 đều cho ra hiệu ứng khác nhau. Bạn hãy thử pha trộn chúng, tạo ra kĩ thuật của riêng bạn.
Nét bút bạn để lại cũng quan trọng như hình ảnh mà bạn muốn thể hiện. Nếu muốn tạo sự mềm mại, bạn có thể dùng bông để di lớp màu vừa vẽ.
4.Thử thực hành nhé
Sau đây mình sẽ vẽ thử 1 bài chân dung với chì màu và sử dụng linh hoạt các kĩ thuật trên nhé
Bước 1: Dựng hình
Bước này là điều bắt buộc, vì vẽ chân dung nên cần dựng hình thật kĩ và đúng tỷ lệ khuôn mặt, chú ý là chúng ta chỉ cần dựng hình bằng chì thường thôi nhé.
Bước 2: Lên sáng tối tổng thể bằng than ở mức độ nhẹ
Vì chì màu Macro không có khả năng chồng quá nhiều lớp chì nên việc sử dụng 1 lớp than để lên đậm nhạt trước giúp bài có chiều sâu hơn về sau này. Than cũng rất dễ để tẩy xóa, thêm bớt độ đậm nhạt nữa.
Bước 3: Lên màu
Ở bước này, lưu ý duy nhất là hãy lên màu từ tối qua sáng. Bạn có thể chồng được nhiều lớp màu với nhau để pha trộn (ví dụ như ở vùng tối mình sử dụng xanh, đỏ, tím, nâu…), đương nhiên càng ra ngoài sáng thì sẽ giảm những lớp màu pha trộn đi.
Vẽ đến đâu, chúng ta sẽ dùng bút lông cứng di màu mịn đi, riêng những điểm cần mịn hơn nữa thì sẽ dung bông để chà.
Lưu ý: Sử dụng chì 8B thay cho màu đen
Bước 4: Hoàn thiện
Chất liệu chì màu đòi hỏi tính kiên trì cao nên bạn hãy cố gắng cẩn thận, nhẫn nại một chút nhé.
Hãy lên từng lớp màu thật nhẹ nhàng vì màu chì thì không tẩy được, như vậy là sai sẽ không thể sửa. Bạn càng vẽ từ tốn thì hiệu quả sẽ càng cao.
Chúc các bạn thành công!
Một số tranh chì màu sưu tập
Người viết: Kiên Nguyễn
Không một rào cản nào có thể ngăn chúng ta chinh phục ước mơ của chính mình. Hãy để Bụi giúp bạn rút ngắn con đường chạm đến đam mê hội họa nhé!
Đăng ký khóa học để nhận ngay ưu đãi hấp dẫn trong hôm nay nha bạn ơi!
25/11/2022
21/11/2021