BẤT NGỜ VỚI TÀI HỘI HỌA CỦA VUA HÀM NGHI – MỘT HOÀNG ĐẾ HỌA SĨ

Lần trước chúng ta vừa nói đến quốc trưởng họa sĩ, giờ chúng ta lại biết đến một hoàng đế họa sĩ. Ngài đến từ An Nam….

Chân dung vua Hàm Nghi

                   Hàm Nghi là vị vua thứ 8 của  triều Nguyễn. Vốn từ nhỏ sống trong cảnh dân dã với mẹ ruột [theo wikipeadia], ông được phụ chính đại thần (kiểu như cánh tay mặt của nhà vua ấy nhể…dành cho fan Game Of Thrones nhé!!!!) là Thượng thư bộ Binh Tôn Thất Thuyết đưa lên làm vua. Ngày 2 tháng 8 năm 1984, ông chính thức đăng cơ. Lấy hiệu là Hàm Nghi lúc mới 13 tuổi (bằng tuổi mẹ rồng nhà Targaryen nhờ )  =)))

Bức tranh Vách đá Port-Blanc (1912)

              Sau cuộc binh biến đồn Mang Cá, Hàm Nghi dời hoàng thành về vùng núi Quảng Bình và phát lệnh Cần Vương, trong 3 năm sống trong sự khốn khổ và đầy nguy hiểm. Cuối cùng năm 1888 với sự thất bại của phong trào Cần Vương Hàm nghi bị Pháp bắt và đưa đi đày ở Alger Châu Phi xa xôi.

Theo Tiến sĩ Khoa Học Giáo Dục Viện Đại Học Paris V, Phạm Trọng Chánh: “Tuy xa nước nhưng ông được hưởng trợ cấp 25.000 đồng franc một năm, số tiền ấy khá lớn so với tiền thời bấy giờ, lấy từ ngân sách Đông Dương. Ông được người đến dạy học tiếng Pháp, đàn dương cầm, nhiếp ảnh, học vẽ tranh sơn dầu, điêu khắc, đánh kiếm và tennis, đi xem hát, đi săn”.

Tại đây ông bắt đầu theo học với nhà điêu khắc danh tiếng Auguste Rodin cũng như học vẽ với họa sĩ Marius Reynaud. Không biết có phải với những tâm hồn thuần khiết với quê hương, những kẻ có dòng máu nghệ sĩ chảy trong người với một trái tim ấm sẽ luôn chọn nghệ thuật làm thứ lấp đầy nỗi nhớ nhung với tổ quốc?

Ngay cả trước khi trở thành họa sĩ, ông vẫn dành nhiều thời gian cho nghệ thuật hơn cả chuyện chính trị.

Hàm Nghi thường kí tên dưới tranh với bút danh Xuân Tử.

Ông có triển lãm đầu tiên năm 1926 với họa sĩ Lê Huy Miến – một trong những họa sĩ đầu tiên của Việt Nam sáng tác bằng sơn dầu.

Tranh của ông có thể thấy rõ sự ảnh hưởng rõ rệt từ phong cách Ấn Tượng, nhưng với bức chân dung tự họa, lại là một phong cách hiện thực rất rõ.

Trong đấu giá tranh của Hàm Nghi ngày 24 tháng 11 năm 2010, bức Chiều Tà (Déclin du jour) đã được nhà đấu giá Drouot giao bán thành công với giá 8800 euros sau  5 phút lên sàn.

Khác với quý Ngài Hitler, Hàm Nghi không khuynh đảo cả một thời đại, không giết chóc cả triệu người. Ngài đơn giản là một lòng một dạ với tổ quốc, một đế vương không gặp thời, và là một họa sĩ có tài năng với nỗi lòng với quê hương.

 

Sườn đồi Saint-Paterne 1920

 

 

 

Tác phẩm Điêu khắc : Tượng của Hàm Nghi

 

 

CHIỀU TÀ

 

 

CÂY Ô LIU GIÀ (1905)

 

Mỹ thuật Bụi 

Đinh Ngọc Sơn

 

Không một rào cản nào có thể ngăn chúng ta chinh phục ước mơ của chính mình. Hãy để Bụi giúp bạn rút ngắn con đường chạm đến đam mê hội họa nhé!

Đăng ký khóa học để nhận ngay ưu đãi hấp dẫn trong hôm nay nha bạn ơi!