Bột màu vàng Ấn Độ – Sự mê hoặc hay cơn thống khổ của loài bò?

Màu vàng được xem là một trong những màu sắc chính trong phong cách hội họa cổ điển. Trước khi các loại hóa phẩm màu được ra đời thì những họa sĩ cổ điển tạo nên sắc vàng như thế nào? Hãy cùng Bụi tìm hiểu về lịch sử của một trong những sắc vàng được ưa chuộng nhất – bột màu vàng Ấn Độ nhé!

Một số họa sĩ đương thời sở hữu phong cách pha màu lấy sắc vàng làm chủ đạo

Các họa sĩ nổi tiếng đương thời thường sử dung sắc vàng như là một gam màu chủ đạo trong tranh của mình. Tiêu biểu cho phong cách này là hoạ sĩ  lãng mạn William Tunner với các bức tranh rực rỡ về bình minh trên mặt biển. Những con thuyền cháy rừng rực trong đêm hay những trận cuồng phong dữ dội với sắc vàng được lên màu theo nhiều cấp độ. Đây là chùm tranh vẽ lại vụ hỏa hoạn tòa nhà quốc hội Luân Đôn, 1834.

Bột màu vàng Ấn Độ - Sự mê hoặc hay cơn thống khổ của loài bò?

Tác phẩm 1

 

Bột màu vàng Ấn Độ - Sự mê hoặc hay cơn thống khổ của loài bò?

Tác phẩm 2

Bột màu vàng Ấn Độ - Sự mê hoặc hay cơn thống khổ của loài bò?

Tác phẩm 3

 

Bột màu vàng Ấn Độ - Sự mê hoặc hay cơn thống khổ của loài bò?

Những màu vàng ánh kim rực rỡ trong tranh của phù thuỷ ánh sáng người Hà Lan Rembrandt vẫn luôn là những niềm tự hào của các bảo tàng lớn trên thế giới.Sự mê hoặc của sắc vàng tuyệt diệu.

Màu vàng là trong sơn dầu trước đây được các hoạ sĩ dùng màu vàng từ loại đất hoàng thổ để nghiền với sơn dầu. Tuy nhiên màu vàng này khá tối, và khó điều chỉnh tương quan màu. Khi này thì châu Âu bắt đầu du nhập một loại bột màu vàng đến từ Ấn Độ, có một sắc vàng rực rỡ với biên độ chuyển sắc cực kỳ phong phú. Họ gọi đơn giản đó là bột màu vàng Ấn Độ (Indian Yellow).

Bột màu vàng Ấn Độ - Sự mê hoặc hay cơn thống khổ của loài bò?

Bột màu “pigment”  vàng Ấn Độ

Bột màu vàng Ấn Độ có gì hấp dẫn?

Các họa sĩ thì thích thú với hòa sắc mà Indian Yellow mang lại, các đơn đặt hàng tranh sơn dầu cũng từ đó mà rực rỡ hơn. Không một họa sĩ châu Âu nào biết màu vàng kỳ diệu, đẹp đẽ nhưng nặng mùi này được làm từ gì. Có người tin rằng nó được làm từ xác của rắn, có người lại bảo nó từ chất thải của lạc đà ăn quả xoài. Hay thậm chí, một vài người nghiệp dư còn tin rằng nó làm từ nước tiểu động vật ăn củ nghệ…

Từ nửa bên kia thế giới, tại xứ Munger, Ấn Độ. Những con bò của xứ sở này đang được nhai lá xoài, hằng ngày. Mặc dù thơm, nhưng nếu ăn hàng ngày và duy nhất thì nó không hẳn là một đồ ăn ngon lành gì. Đặc biệt khi đó cũng chẳng phải món yêu thích gì của loài bò.

Bột màu vàng Ấn Độ - Sự mê hoặc hay cơn thống khổ của loài bò?

Màu vàng rực rỡ kia hóa ra chính là nước tiểu của những chú bò ăn lá xoài được cô đặc lại.

Hệ tiêu hóa của bò được thiết kế để phân giải phong phú các loại cỏ chứ không phải lá xoài. Trong lá xoài có một loại độc tố nhẹ với loài bò. Việc này khiến chúng gầy hom và ốm yếu quanh năm. Gần như suốt cả đời, chúng chỉ ăn lá xoài để có thể tiểu ra một loại nước tiểu có màu vàng đủ đẹp để gạn lọc, đun sôi, cô đặc và ép thành các khối màu vàng. Chúng được chuyển sang châu Âu và bán cho các họa sĩ nghiền với sơn dầu vẽ.

bot-mau-vang-an-do-su-me-hoac-hay-con-thong-kho-cua-loai-bo-7

Viên bột ép chặt được cô lại và gạn lọc từ nước tiểu bò

Mãi đến năm 1883, châu Âu mới biết hóa ra đó chỉ là nước tiểu bò bởi một nhân viên thuộc Vườn thực vật Hoàng gia Kew tên là Mukarji khi được nghe quá nhiều tin đồn về nguồn gốc của “vàng Ấn Độ”. Ông lập tức gửi thư đến Hội Nghệ Thuật London về hoàn cảnh các con bò bị ép ăn lá xoài trong suốt cuộc đời “cực kỳ gầy mòn và khổ sở.” Bất chấp sự thật rõ như ban ngày, phải mất đến 25 năm, hội họa phương tây mới chịu buông bỏ màu vàng này. Ngày nay có nhiều màu vàng tổng hợp thay thế vàng Ấn Độ ra đời như vàng diazo (PY128), vàng isoindoline (PY110) tổng hợp từ muối diazo.

Bột màu vàng Ấn Độ “thứ thiệt” không còn nữa. Nhưng những dấu tích về một thời hoàng kim của hội họa sơn dầu cùng với nỗi khổ sở của những con vật bên kia đại dương vẫn còn treo trên các bảo tàng cùng sự ngưỡng mộ trầm trồ của hậu thế. Hãy nhớ rằng nó được đóng góp một phần bởi loài bò. Một sự hi sinh thầm lặng và bất đắc dĩ.

Nguồn: tổng hợp

Tags:

Không một rào cản nào có thể ngăn chúng ta chinh phục ước mơ của chính mình. Hãy để Bụi giúp bạn rút ngắn con đường chạm đến đam mê hội họa nhé!

Đăng ký khóa học để nhận ngay ưu đãi hấp dẫn trong hôm nay nha bạn ơi!