Một số kiệt tác tranh nổi tiếng trong nền hội họa Việt Nam

Thiếu nữ trong vườn và Phong cảnh

Tác phẩm: Thiếu nữ trong vườn và Phong cảnh (1939)

Kích thước: 159cm x 400cm

Mặt thứ nhất của bình phong là Thiếu nữ trong vườn

 

Mặt thứ hai của bình phong là tranh phong cảnh

Tác phẩm được sáng tác bởi họa sĩ Nguyễn Gia Trí. Tác phẩm “Thiếu nữ trong vườn và phong cảnh” do 8 tấm vóc ghép lại thành bình phong hình chữ nhật. Mặt thứ nhất của bình phong là tranh Thiếu nữ thể hiện bức tranh các thiếu nữ duyên dáng áo dài thướt tha trong khung cảnh hoa lá, cây cỏ thơ mộng. Mặt thứ hai của bình phong là tranh Phong cảnh diễn tả cây dọc mùng trong khu vườn nông thôn Bắc bộ. Mỗi tranh là một tác phẩm hội họa độc lập nhưng hợp lại thành tổng thể thống nhất về phong cách nghệ thuật đặc trưng của Nguyễn Gia Trí. Những mảng lung linh của vỏ trứng, sắc đỏ của son, ánh rực rỡ của vàng… làm cho khóm dọc mùng trở nên nổi bật. Đây là một tác phẩm được công nhận Bảo vật quốc gia của người họa sĩ tài năng. 



    Em Thúy

    Tác phẩm sơn dầu: Em Thúy (1943)

    Kích thước 60cm x 45cm

    Tác phẩm “Em Thúy” của họa sĩ Trần Văn Cẩn

    Tác phẩm là sự kế thừa phong cách tạo hình phương Tây nhưng lại được hòa quyện trong một tinh thần phương Đông rõ nét. Là một tác phẩm mang phong cách riêng biệt họa sĩ Trần Văn Cẩn, bậc thầy của nền mỹ thuật Việt Nam cận đại. Với chất liệu sơn dầu, tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật tả chân, cũng như tiêu biểu cho thể loại tranh chân dung Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX.

    Bức tranh vẽ chân dung bán thân của em Thúy đang ngồi trên ghế mây, hai bàn tay đặt vào nhau thu gọn vào lòng trong bộ quần áo đơn giản màu trắng; mái tóc ngắn, đôi mắt mở to trong sáng cùng nét mặt ngây thơ. Nhân vật không đặt ở chính giữa tranh mà đặt thiên về một nửa bên trái nhưng vẫn tạo được sự cân bằng trong bố cục bởi những đường nét của ghế mây, tóc và tay của nhân vật. 

    Hai thiếu nữ và em bé

    Tác phẩm sơn dầu: Hai thiếu nữ và em bé (1944)

    Kích thước: 102cm x 71,8cm

    Bức tranh “Hai thiếu nữ và em bé” của họa sĩ Tô Ngọc Vân

    Tác phẩm mang phong cách riêng biệt họa sĩ Tô Ngọc Vân đặc trưng của nền mỹ thuật Việt Nam Cận đại, đó là phong cách tạo hình phương Tây nhưng lại được hòa quyện trong một tinh thần phương Đông rõ nét. 

    Bức tranh vẽ một không gian thanh bình với hai phụ nữ mặc áo dài tha thướt ngồi tâm sự ngoài hiên nhà, bên cạnh có một bé trai đang ngồi chơi. Ba nhân vật được bố cục dạng tam giác tạo nên trạng thái tĩnh lặng, cân bằng, êm ả. Với chất liệu sơn dầu, tác phẩm đã toát nên sự tinh tế trong biểu cảm hình ảnh phụ nữ Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX.

    Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ

    Tác phẩm sơn mài: Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ (1956)

    Kích thước: 112,3 cm x 180cm

    Tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Sáng là sự kế thừa lối tạo hình của nghệ thuật phương Tây với thủ pháp hiện thực chắc khỏe, nhưng lại mang đậm tinh thần, màu sắc Việt. Bức tranh ra đời đã tạo nên những ảnh hưởng mạnh mẽ, cổ động tinh thần quân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm được xem như bản hùng ca về chủ nghĩa yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân Việt Nam.

    Tác phẩm “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của họa sĩ Nguyễn Sáng

    Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc

    Tác phẩm sơn mài: Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc (1980)

    Kích thước 99,8cm x 180cm

    Tác phẩm “Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc”

    Năm 1952, họa sĩ Dương Bích Liên được cử đi vẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở chiến khu Việt Bắc. Sau gần 30 năm, họa sĩ đã ghi chép và khắc họa nhiều tác phẩm có giá trị.

    Bức tranh được danh họa Dương Bích Liên sáng tác năm 1980Tranh vẽ Bác Hồ và con ngựa chuẩn bị qua suối. Bác Hồ trong trang phục giản dị áo nâu, túi vải, bình tĩnh chuẩn bị vượt qua dòng lũ cuộn chảy. Nếu như núi rừng có vẻ xao xác, dòng nước cuộn chảy, thì con người lại hết sức ung dung, tự tại. Con người không phải gồng mình trước thiên nhiên, còn bình tĩnh vỗ về con ngựa.

    Gióng

    Tác phẩm sơn mài: Gióng (1990)

    Kích thước 90cm x 120,3cm

    Tác phẩm “Gióng” của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm

    Tác phẩm vẽ Thánh Gióng như biểu tượng cho khát vọng độc lập, tự do, quật cường của dân tộc. Với ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật lập thể, tác giả khai thác hoạ tiết dân tộc trên trống đồng Đông Sơn và các hoa văn đồ gốm, tạo nên bản sắc riêng. Tác phẩm của Nguyễn Tư Nghiêm có sự khúc chiết, kỹ thuật điêu luyện và giàu tính dân tộc. Tranh đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

     

    Tags:

    Không một rào cản nào có thể ngăn chúng ta chinh phục ước mơ của chính mình. Hãy để Bụi giúp bạn rút ngắn con đường chạm đến đam mê hội họa nhé!

    Đăng ký khóa học để nhận ngay ưu đãi hấp dẫn trong hôm nay nha bạn ơi!