Sơn mài – dòng tranh truyền thống và đặc sắc của Việt Nam

Sơn mài từ một chất liệu thủ công truyền thống của Việt Nam đã được những họa sĩ tài danh biến thành một chất liệu hội họa. Các tác phẩm sơn mài hiện đại Việt Nam tiêu biểu có thể kể đến như: Vườn Bắc Trung Nam của Nguyễn Gia Trí, Ngựa Gióng của Nguyễn Tư Nghiêm; Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ của Nguyễn Sáng và rất nhiều tác giả tác phẩm khác đã tạo dựng nên sơn mài Việt Nam trong nền nghệ thuật hiện đại của thế giới thế kỷ XX.

Nguồn gốc sơn mài ở Việt Nam 

Tại Việt Nam, những vết tích đầu tiên về chất liệu này được khai quật cách đây hàng trăm năm trước Công Nguyên. Vào thời Đinh (930-950), dân Việt đã biết sử dụng mủ cây sơn để trét thuyền. Lần lượt qua các triều đại Lê, Lý, Trần, nhiều cổ vật, pho tượng gỗ hay đất được sơn son thếp vàng vẫn còn được lưu giữ.

Đến đời vua Lê Nhân Tông (1443-1460), Trần Thượng Công mới được tôn là bậc thầy đầu tiên của ngành nghề này. Các học trò của cụ đã lập phường thợ tỏa đi khắp nơi, những người thợ giỏi được triều đình nhận vào nội phủ để trang trí nội thất trong cung điện. Hiện nay Huế được xem là nơi mà những vết tích và tác phẩm sơn mài còn được bảo lưu một cách quy mô và đầy đủ nhất.



    Các tác phẩm tranh sơn mài tiêu biểu ở Việt Nam

    Hoàn thành trong suốt 20 năm, “Vườn xuân Trung Nam Bắc” là tác phẩm tinh túy nhất của danh họa Nguyễn Gia Trí. Bởi trong tác phẩm mọi thành tựu trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi, tích lũy về sơn mài đều được ông gửi gắm vào đây. Bức tranh mô tả các thiếu nữ trong trang phục truyền thống từng vùng tươi vui, ca hát thể hiện sức sống tươi mới giữa mùa xuân trong một khung cảnh thiên nhiên rộng lớn.

    b12

    Tranh “Vườn xuân Bắc Trung Nam” của Họa sĩ Nguyễn Gia Trí

    “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của họa sĩ Nguyễn Sáng là một bức tranh sơn mài độc đáo bậc nhất của nền mỹ thuật Việt Nam. Tác phẩm đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội và được coi là bản hùng ca về chủ nghĩa yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân Việt Nam trong hội họa.

    b13

    Tranh “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của Họa sĩ Nguyễn Sáng

    Họa sĩ Nguyễn Khang đã đóng góp cho nền hội họa nước nhà những bức tranh sơn mài xuất sắc, có vẻ đẹp tinh tế và sâu sắc, biểu đạt những ý tưởng tốt đẹp của họa sĩ về đất nước và kháng chiến

    b14

    Tác phẩm “Hòa bình hữu nghị” (1958) của Họa sĩ Nguyễn Khang

    Tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Đình Thọ được sáng tác công phu và hoàn chỉnh theo phong cách truyền thống, phản ánh những hoạt động sản xuất, chiến đấu và phong cảnh quê hương.

    B15

    Tác phẩm “Hành quân đêm” của họa sĩ Trần Đình Thọ

    Nhìn lại quá khứ lịch sử, những thành tựu về nghệ thuật sơn mài của Việt Nam trong thế kỷ XX đã được thế giới ghi nhận và đánh giá cao. Ngày nay, nghệ thuật sơn mài hiện đại đương đại vẫn đang tiếp tục kế thừa và phát triển với nhiều lối biểu hiện và tìm tòi mới mang đậm dấu ấn và tính sáng tạo của từng cá nhân nghệ sĩ. Cho dù thể hiện theo phong cách nào, xu hướng nào thì thế giới hiện thực vẫn là những tác nhân quan trọng và luôn ẩn hiện trong các tác phẩm sơn mài đương đại Việt Nam.

     (Nguồn:Tổng hợp)

    Tags:

    Không một rào cản nào có thể ngăn chúng ta chinh phục ước mơ của chính mình. Hãy để Bụi giúp bạn rút ngắn con đường chạm đến đam mê hội họa nhé!

    Đăng ký khóa học để nhận ngay ưu đãi hấp dẫn trong hôm nay nha bạn ơi!