Sự khác biệt cơ bản giữa sơn Acrilyc và sơn dầu

Trong hội họa hiện đại, sơn Acrilyc và sơn dầu được xem là hai loại màu thông dụng nhất đối với người vẽ. Không bạn vẽ sẽ rất bâng khuân khi lựa chọn giữa hai loại màu trên, liệu loại màu nào mới phù hợp với tranh vẽ của mình? Để giải đáp thắc mắc trên, hôm nay Bụi sẽ cùng các bạn điểm qua một số khác biệt cơ bản giữa sơn Acrilyc và sơn dầu nhé!
Để hiểu rõ các khác biệt cơ bản giữa sơn Acrilyc và sơn dầu, đầu tiên ta phải hiểu về khái niệm sơn gốc nước và sơn gốc dầu. Sơn gốc nước là sơn có dung môi hòa tan là nước và có thể rửa sạch bằng nước. Còn sơn gốc dầu là sơn phải dùng dung môi hòa tan bằng các loại dầu thực vật chiết bằng cách trưng cất nhựa của một số cây như dầu thông (turpentine), dầu oải hương (spike lavender oil) hay các sản phẩm có nguồn gốc dầu mỏ như như dầu hỏa, xăng trắng (white spirit), xăng không mùi (odorless mineral spirit)…Chính vì thế nên, sơn acrilyc có thể pha loãng và rửa sạch bằng nước thông thường còn sơn dầu thì phải dùng các dung môi mạnh hơn.
102582671 1131614457203528 781779582652626289 n
Các tuýp sơn acrilyc
Điểm khác biệt thứ hai giữa hai loại sơn này là thành phần chất liên kết, về cơ bản sơn thường được tạo nên bởi hai thành phần chính là hạt màu (pigment hoặc lake) và chất kết dính để liên kết chúng với nhau. Chất kết dính là thứ chủ yếu quyết định tạo nên sự khác biệt về tính chất của hai loại sơn này.
Chất kết dính của sơn Acrilyc thuộc loại nhựa polymer được chiết ra từ acrilyc acid (chính vì thế có tên là sơn acrilyc). Cũng là một sản phẩm từ công nghiệp dầu mỏ. Chất kết dính này tạo nên tính chất của acrilyc khi nhựa acrilyc có thể hòa tan được với nước, khi khô tạo nên một màng phim dẻo dai và nhẵn bóng với bề mặt “đóng” nhẵn thín như bề mặt nhựa công nghiệp. Sơn acrilyc có khả năng chịu lực kéo tốt, không bị co dãn bởi nhiệt độ. Acrilyc rất nhanh khô và độ quánh khi ướt kém nên khó vờn (blend) màu trên tranh hơn sơn dầu.
102737169 1131614467203527 6890410851978231517 n
Sơn acrilyc dạng lọ. Của hãng Marie chất lượng hạng sinh viên khá phổ biến.
Còn với sơn Dầu: chất kết dính là dầu lanh (một loại dầu thực vật ép từ dầu hạt lanh. Có thể dùng làm dầu ăn nhưng dầu để vẽ đã được đặc chế để vẽ nên không ăn được, còn dầu lanh để ăn vẫn vẽ được nhưng sẽ ngả vàng kinh khủng khiếp). Dầu lanh chỉ có thể hòa tan trong dung môi dầu, khi khô trở nên giòn hơn. Sơn khô chậm và có độ quánh dẻo nên rất dễ quện màu vào nhau khi còn ướt.
Bề mặt của sơn dầu thường có sắc thắm và sâu hơn acrilyc. Và phổ kỹ thuật cũng rộng hơn do rất phong phú về các kỹ thuật.
102420667 1131614357203538 8395008934437329911 n
Tuýp sơn dầu có dạng như kem đánh răng
Tóm lại, Acrilyc là sơn gốc nước, tốc độ khô từ 30 phút đến 1 giờ, màu sơn có độ tươi sáng và “nông” bì bì. Sơn Acrilyc rửa và pha được với nước, nên rất tiện lợi và sạch, phù hợp với trẻ em.
71pb1TrcOfL. AC SX466
Tranh màu Acrilyc có màu sắc tươi sáng và rực rỡ hơn
Sơn dầu là gốc dầu có tốc độ khô lâu hơn (ít nhất sau 24h), màu sắc sơn dầu thắm và đẹp hơn. Khi sử dụng sơn dầu thường có nhiều vật dụng đi kèm nên dễ lắm bẩn hơn. Hầu hết các họa sĩ có xu hướng lựa chọn sơn dầu vì tranh lên màu lên thắm và bền màu hơn. Trong điều kiện lý tưởng và sử dụng đúng kỹ thuật, các tác phẩm sơn dầu có thể bào quản được hàng trăm năm, một ví dụ điển hình là bức nàng Mona Lisa hoàn thành năm 1519.
images1444520 7
Kiệt tác tranh sơn dầu Nàng Mona Lisa được hoàn thành vào năm 1519
Với đặc tính và công dụng khác nhau giữa hai loại sơn, Bụi hy vọng qua bài viết các bạn đã có thể chọn được loại màu ưng ý cho tác phẩm của mình nhé!
Tags:

Không một rào cản nào có thể ngăn chúng ta chinh phục ước mơ của chính mình. Hãy để Bụi giúp bạn rút ngắn con đường chạm đến đam mê hội họa nhé!

Đăng ký khóa học để nhận ngay ưu đãi hấp dẫn trong hôm nay nha bạn ơi!