Trường phái Dã thú là một phong trào nghệ thuật xuất hiện tại Pháp vào khoảng đầu thế kỷ XX. Dù chỉ tồn tại vỏn vẹn 5 năm, ảnh hưởng của nó tới sự phát triển của hội họa nói riêng và nghệ thuật tạo hình nói chung là vô cùng lớn. Nó là tiền đề quan trọng cho sự ra đời của chủ nghĩa Lập thể và nghệ thuật Trừu tượng sau này.
Vào khoảng đầu thế kỷ XX, những tác phẩm theo chủ nghĩa Hậu ấn tượng của danh họa Paul Gauguin được cho là sự xuất phát của Trường phái nghệ thuật Dã thú. Chính nghệ thuật sử dụng màu sắc mang tính tượng trưng vô cùng đặc sắc của ông đã thúc đẩy sự phát triển của trường phái Dã thú. Qua tác phẩm của mình, người nghệ sĩ tài ba đã minh chứng rằng sắc màu có năng lực truyền tải vô vàn xúc cảm đa dạng. Ông đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến những họa sĩ trẻ đương thời, giúp họ thỏa sức sáng tạo với sắc màu.
Các tác phẩm Dã thú xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên trong triển lãm “Salon mùa thu” lại Paris năm 1905. Những tác phẩm này được sáng tác bởi nhóm họa sĩ trẻ, có cá tính mạnh với quan điểm nghệ thuật táo bạo, mới mẻ chống lại đường lối nghệ thuật kiểu học việc khô cứng.
Màu sắc táo bạo
Đặc trưng hội họa phái Dã thú là ở cách sử dụng màu sắc mạnh bạo chống lại đường lối nghệ thuật kiểu học việc khô cứng. Chủ nghĩa Dã thú đẩy mạnh vai trò của màu sắc, dùng màu với cường độ cao nhất để tạo ra sức mạnh biểu cảm đó là sự nổi loạn với những sắc đỏ, xanh cobalt, xanh lá cây, vàng nguyên chất rực rỡ.
Về tạo hình
Về tạo hình, bằng những nét bút mạnh mẽ, kích động và dữ dằn; đơn giản hóa đường nét để tìm kiếm cá tính, bộc lộ tối đa tình cảm của họa sĩ hội họa Dã thú không còn lệ thuộc triệt để vào nguyên tắc giải phẫu, vào phối cảnh, vào tỉ lệ thực và tả chân, thậm chí đôi khi cả sự hợp lý của ánh sáng mà chủ trương giải phóng hình thức
Hình thức tối giản
Các họa sĩ theo đuổi trường phái dã thú thường thử nghiệm lối vẽ tối giản và phong cách trừu tượng thay cho Chủ nghĩa Hiện thực. Đối với họ, điều quan trọng là bố cục nhiều màu, chú trọng các sắc màu nổi bật, đơn giản và ngẫu nhiên, hơn là vẽ y chang những thứ mắt thường nhìn thấy.
Henri Matisse và André Derain
Vào năm 1905, Matisse cùng Derain chuyển tới Collioure thuộc miền nam nước Pháp. Với những tác phẩm thuộc trường phái nghệ thuật Dã thú của mình, họ đã tạo nên một cuộc Cách mạng hóa về sắc màu trong hội họa
Vlaminck (1876-1958)
Ông căm ghét các quy tắc và bộc lộ cảm xúc lên tranh thông qua việc giải phóng năng lượng trong chuyển động của nét bút và sự tương phản rất mạnh giữa các màu nguyên thủy. Một trong những tác phẩm đẹp kinh điển của Vlaminck là “Phong cảnh với những cây đỏ”.
Andre Derain (1880-1954)
Với chủ đề ưa thích là phong cảnh, với khu vực có mặt nước như cảng, bến sông,…Các màu ông ưa dùng nhất có thể kể đến bao gồm màu lam, xanh lá cây và tím.
Chủ nghĩa Dã thú hiện lên rực rỡ rồi nhanh chóng lụi tàn trong một khoảng thời gian ngắn. Khi mới xuất hiện hội họa Dã thú không nhận được nhiều sự ủng hộ, bị các nhà phê bình và công chúng xa lánh. Nhưng giới họa sĩ lại nhìn thấy ở đó nguồn cảm hứng cho những sáng tạo mới. Hội họa Dã thú chính là một trong những trường phái đầu tiên đưa đến sự tiếp cận hiện đại của nghệ thuật tạo hình. Bằng việc từ bỏ các nguyên tắc cổ điển một cách thành công, chủ nghĩa Dã thú đã góp phần mở ra một con đường mới cho nghệ thuật thế kỷ XX.
(Nguồn: Tổng hợp)
Không một rào cản nào có thể ngăn chúng ta chinh phục ước mơ của chính mình. Hãy để Bụi giúp bạn rút ngắn con đường chạm đến đam mê hội họa nhé!
Đăng ký khóa học để nhận ngay ưu đãi hấp dẫn trong hôm nay nha bạn ơi!
25/11/2022
21/11/2021